Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự

Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước chính là Bộ Ngoại Giao. Bộ cũng có thể ủy quyền cho các cơ quan ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố tiếp nhận, xử lý hồ sơ để đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hợp pháp hóa lãnh sự và lý giải tại sao cần phải thực hiện thủ tục này.

Hiểu đúng về hợp pháp hóa lãnh sự

Mặc dù chúng ta đã nói rất nhiều đến hợp pháp hóa lãnh sự không ít người vẫn chưa thực sự hiểu rõ hoặc còn có sự nhầm lẫn với các thủ tục khác.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì

Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định: “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.

Có thể nói đây là một thủ tục hành chính quan trọng khi làm hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quốc gia thứ 2 ngoài Việt Nam. Khi những tài liệu, hồ sơ đã được hợp pháp hóa sẽ được công nhận và có giá trị khi sử dụng tại Việt Nam.

Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự?

Dựa trên khái niệm ở trên, chúng ta có thể nhận thấy được vai trò của hợp pháp hóa lãnh sự. Đó là giúp giấy tờ, văn bản, hồ sơ nước ngoài được chứng nhận và có hiệu lực, giá trị về mặt pháp lý, có thể sử dụng tại Việt Nam.

Điều này thể hiện rất rõ ở việc những nhà đầu tư, công ty, doanh nghiệp nước ngoài khi có được hồ sơ đã hợp pháp hóa sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động hợp tác, giao dịch tại Việt Nam. Trong khi đó những doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam mà chưa hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự giúp giấy tờ có tính pháp lý khi ở Việt Nam
Hợp pháp hóa lãnh sự giúp giấy tờ có tính pháp lý khi ở Việt Nam

Mặt khác, việc hợp pháp hóa lãnh sự cũng giúp bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài, nhà đầu tư – doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời cũng hỗ trợ cơ quan nhà nước quản lý một cách chặt chẽ và dễ dàng hơn.

Thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

Ở đây chúng ta chia làm hai trường hợp, một là khi hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, hai là hợp pháp hóa tại nước ngoài. Cụ thể như sau:

Tại Việt Nam, để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ, văn bản để sử dụng trong nước, các bạn có thể tới Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội và sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Đây là 2 cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã có quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả.

Trường hợp giấy tờ nước ngoài muốn hợp pháp hóa để sử dụng tại Việt Nam, các bạn có thể tới các cơ quan đại diện bộ ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước đó.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cần biết

Để hợp pháp hóa lãnh sự cần trải qua nhiều bước với quy trình tương đối phức tạp. Bạn cần phải xác định rằng sẽ tốn kha khá thời gian và công sức cho công việc này.

Theo đó, bước đầu tiên các bạn cần làm chính là nắm rõ nơi mà mình cần đến để làm thủ tục hợp pháp hóa là cơ quan nào và ở đâu (như ở trên chúng tôi đã đưa ra cơ quan cần đến khi ở trong nước hoặc ở nước ngoài).

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự đơn giản dễ hiểu
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự đơn giản dễ hiểu

 Nhìn chung, về mặt quy trình, để một giấy tờ/tài liệu cấp bởi một quốc gia được sử dụng hợp pháp ở quốc gia khác thì cần trải qua 2 bước sau:

Bước 1: Xin chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền ở nước cấp giấy tờ

Trong bước này, người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu và nộp tại cơ quan ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự của nước cấp giấy tờ.

Ở Việt Nam cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự là Cục lãnh sự Hà Nội hoặc Sở ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh

Ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền có thể là Bộ ngoại giao hoặc một cơ quan khác do pháp luật nước đó quy định.

Bước 2: Xin hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước nơi giấy tờ được sử dụng

Ở bước này, bạn vẫn chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự của nước nơi giấy tờ được sử dụng.

Cơ quan có thẩm quyền thường là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán của nước nơi giấy tờ được sử dụng đặt tại nước cấp giấy tờ. 

Sau khi hoàn thiện 02 bước trên là giấy tờ đó đã có đủ giá trị pháp lý để sử dụng ở nước ngoài.

Trên đây là những thông tin cần biết về hợp pháp hóa lãnh sự, quý khách cần tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.