Với bất kỳ những hoạt kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đều cần phải tuân thủ theo luật kinh doanh bất động sản. Đây là bộ luật được quy định bởi pháp luật nhà nước Việt Nam và có sự tinh chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của thị trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội. Vậy luật kinh doanh bất động sản là gì? Bộ luật kinh doanh bất động sản có sự điều chỉnh gì theo từng năm? Dưới đây Officespace sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để quý khách có thể dễ dàng nắm bắt.
Luật kinh doanh bất động sản được hiểu là bộ luật quy định về
kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất
động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản. Tất cả mọi hoạt động
có liên quan tới kinh doanh bất động sản sẽ được quy định trong bộ luật theo từng
điều khoản. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, bộ luật kinh doanh bất động
sản có thể thay đổi để đáp ứng thị trường.
Luật kinh doanh bất động sản là gì?
Luật kinh doanh bất
động sản 2014
Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) số 66/2014/QH13 được Quốc
hội thông qua ngày 25/11/2014 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 quy định các
nội dung mới mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước cần lưu ý. Luật Kinh doanh bất động sản 2014 điều chỉnh những vấn
đề phát sinh trong mua bán, chuyển nhượng, kinh doanh dịch vụ bất động sản…
Một số điểm mới của bộ luật kinh doanh bất động sản 2014 bao
gồm:
Vốn pháp định
không thấp hơn 20 tỷ đồng
Theo quy định tại Điều 10 của Luật Kinh doanh BĐS 2014, tổ chức
cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và có vốn pháp định
không thấp hơn 20 tỷ đồng, trong khi quy định hiện hành về vốn pháp định trong
bộ luật trước đó là 6 tỷ đồng.
Do vậy, các doanh nghiệp bất động sản có vốn điều lệ ít hơn
20 tỷ đồng cần thực hiện những động thái cần thiết để tăng vốn điều lệ cho mục
đích tuân thủ pháp luật.
Phạm vi kinh
doanh bất động sản
Điều 11 Luật Kinh doanh BĐS 2014 cũng đã đưa ra những quy định
chi tiết phạm vi, hình thức kinh doanh BĐS đối với từng chủ thể kinh doanh BĐS.
Tại khoản 3 Điều này đã quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây: Thuê nhà, công trình xây dựng
để cho thuê lại; Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng
nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở
để bán, cho thuê, cho thuê mua; Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án
bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho
thuê, cho thuê mua; Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà
ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng
nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Kinh doanh dịch vụ
BĐS
Luật Kinh doanh BĐS 2014 cũng đã loại bỏ một số dịch vụ BĐS
như định giá, đấu giá, quảng cáo BĐS. Theo đó, từ ngày 01/7/2015, những dịch vụ
BĐS được kinh doanh bao gồm dịch vụ môi giới, tư vấn, quản lý BĐS và sàn giao dịch
BĐS.
Những quy định về
hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luật Kinh doanh BĐS 2014 liệt kê và quy định những nội dung
cơ bản, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số loại hợp đồng kinh doanh
bất động sản chính, bao gồm hợp đồng mua, bán nhà công trình xây dựng; hợp đồng
cho thuê nhà, công trình xây dựng; hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;
hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
Luật kinh doanh bất
động sản 2015
Hệ thống pháp luật kinh doanh bất động sản đã được quy định
trong các bộ luật và được điều chỉnh riêng từ năm 2006 với các nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành. Trải qua giai đoạn phát triển các hoạt động kinh doanh bất
động sản mà đã được sửa đổi, và được thay thế bằng văn bản Luật kinh doanh bất
động sản 2014 có giá trị đến thời điểm hiện tại từ năm 2015, 2016, 2017, 2018
và 2020 đồng thời kèm theo nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật kinh doanh bất động sản 2015 vẫn tuân thủ theo các điều
khoản của bộ luật kinh doanh bất động sản 2014 nhưng có kèm theo một số nghị định
và thông tư bao gồm:
Nghị định 76 hướng
dẫn luật kinh doanh bđs: Nghị định 76/2015/NĐ-CP thay thế nghị định 153 hướng dẫn
luật kinh doanh bđs năm 2006
Nghị định
117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và
thị trường bất động sản
Thông tư
07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng
Thông tư
13/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng
Thông tư
20/2010/TT-BXD hướng dẫn thí điểm xác định và công bố chỉ số đánh giá thị trường
bất động sản
Nghị định
11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Công văn
1436/BXD-QLN năm 2015 thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản 2014
Luật kinh doanh bất động sản có sự điều chỉnh qua các năm
Luật kinh doanh bất
động sản 2018
Luật kinh doanh bất động sản 2018 vẫn dựa trên bộ luật kinh
doanh bất động sản 2014, kèm theo đó là một vài những văn bản liên quan tới luật
kinh doanh bất động sản và luật nhà ở, luật đất đai được áp dụng để điều chỉnh
các vấn đề kinh doanh nhà đất từ: luật thuê, cho thuê nhà đất kinh doanh bạn có
thể tham khảo theo từng lĩnh vực.
Luật kinh doanh bất
động sản mới nhất
Như vậy, hiện tại luật kinh doanh bất động sản mới nhất và
các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn đang có có hiệu lực thi hành vẫn là bộ
Luật kinh doanh bất động sản 2014. Từ thời điểm có hiệu lực ngày 1/7/2015 thì
Luật KDBĐS chưa hề thay đổi, những điểm mới của luật so với luật kinh doanh BĐS
năm 2006 được áp dụng và thường được gọi với tên gọi theo năm như luật kinh
doanh BĐS 2015, 2018, 2019 hay luật mua bán nhà đất 2020…
Nghị định hướng dẫn
luật kinh doanh bất động sản
Nghị địnhhướng dẫn
luật kinh doanh bất động sản là hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng
để hướng dẫn luật hoặc quy định những vấn đề phát sinh mà chưa có luật hoặc
pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành còn để quy
định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội
ban hành.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng
lĩnh vực (nhà nước, doanh nghiệp..).
Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản quy định chi
tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm những nội
dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp
đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà,
công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự
án bất động sản.
Các loại nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản bao
gồm:
Nghị định 76 hướng
dẫn luật kinh doanh bđs: Nghị định 76/2015/NĐ-CP thay thế nghị định 153 hướng dẫn
luật kinh doanh bđs năm 2006
Nghị định
117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và
thị trường bất động sản
Nghị định
11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Save money for home cost
Luật kinh doanh bất
động sản sửa đổi
Luật kinh doanh bất động sản ban hành năm 2014 cho tới nay đã
có nhiều bổ sung thêm về chính sách lẫn quy định, được gọi là luật kinh doanh bất
động sản sửa đổi. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển nhượng, kinh
doanh bất động sản được cập nhật mới và bổ sung rõ ràng hơn, thuận tiện hơn
trong quá trình tuân thủ và thực hiện điều luật.
Một số điều luật kinh doanh bất động sản sửa đổi trong năm
2020 như:
Phải có chứng thư bảo lãnh nếu là căn hộ hình
thành trong tương lai
Cá nhân, tổ chức có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng
mới được kinh doanh BDS
Điều kiện khi người nước ngoài mua nhà ở Việt
Nam
Chung cư phải xây dựng xong móng mới được phép
ký HĐMB
Chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95%
khi chưa cấp sổ giấy chứng nhận quyền sở hữu
Trên đây
là các thông tin về luật kinh doanh bất động sản. Nếu quý khách cần tư vấn
thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: