- VI/EN 096 901 7557
- [email protected]
Phỏng vấn là một trong những bước quan trọng để bạn thể hiện được kỹ năng, điểm mạnh của bản thân, thuyết phục nhà tuyển dụng cho mình cơ hội. Việc chuẩn bị thật kỹ càng những tình huống trong cuộc phỏng vấn là điều cần thiết để giúp bạn vượt qua vòng tuyển dụng này thành công. Dưới đây Officespace xin tổng hợp 35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và mẹo để trả lời thật khôn ngoan, ghi điểm với nhà tuyển dụng, mời bạn tham khảo.
Cách trả lời: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng thường muốn biết rằng bạn có thực sự phù hợp với vị trí đang cần tuyển hay không. Vì vậy hãy thành thật giới thiệu về bản thân nhưng phải biết gắn bản thân với vị trí công việc. Bạn chỉ nên tập trung vào những điểm mạnh và không cần đi quá sâu vào đời sống cá nhân.
Cách trả lời: Nếu như bạn chân thành trả lời về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và cũng có những đánh giá thiện cảm. Tuy nhiên họ cũng luôn đưa ra những tiêu chí và so sánh để quyết định bạn có thực sự phù hợp với họ hay không.
Nếu công việc trong mơ của bạn không có điểm tương đồng với vị trí đang tuyển dụng thì khả năng được lựa chọn sẽ thấp hơn. Vì vậy nếu nộp đơn vào vị trí không phù hợp với mơ ước thì hãy tập trung vào những khuôn mẫu chung chung như mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…
Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất và nó cũng khá nhạy cảm. Cách xử lý bạn hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội mới. Đừng bao giờ nói xấu công ty, sếp, lãnh đạo, hay môi trường làm việc cũ cho dù bạn nghỉ việc vì bất kỳ lý do gì.
Đừng vội vàng liệt kê hàng loạt những điểm yếu của mình dù chân thành là một điểm cộng trong quá trình phỏng vấn. Hãy trình bày điểm yếu theo một hướng tích cực nhất. Ví dụ tôi là người cầu toàn nên mọi việc đều mong có kết quả tốt đẹp, hay tôi là người quá tỉ mỉ nên luôn xử lý công việc một cách cẩn thận hơn, tôi thật thà nên hay làm mất lòng người khác…
Với những câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và đặc biệt phải gắn những điểm mạnh của mình vào vị trí mà mình đang ứng tuyển. Hãy nêu điểm bạn thực sự mạnh và hiệu quả để đem lại kết quả tốt cho công việc. Đừng quên nhắc tới những thành tích mà đã đạt được tại công việc trước đây.
Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu trước thông tin và các đầu việc mà vị trí đang tuyển cần phải làm. Đừng quên gắn bản thân với công việc này.
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò bạn và sự chuẩn bị kỹ càng của bạn chính là lợi thế. Hãy tìm hiểu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi cần gắn “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính thì ắt họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và đối với công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh mình với bất kỳ ai nhé!
Hãy cho nhà tuyển dụng biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa những sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại quá những câu nói đó, sẽ tạo cảm giác không chân thực.
Rất khó để trả lời thời gian cụ thể. Bạn cũng không thể khẳng định có thể làm việc mãi mãi cho một công ty. Vì vậy hãy trả lời khôn ngoan như “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…
Đương nhiên nên trả lời là “có” nhưng cách diễn giải thật khôn ngoan và hãy chuẩn bị những tình huống cụ thể, ví dụ minh họa để khẳng định bạn có khả năng làm việc theo nhóm.
Cũng như câu hỏi trên việc khẳng định “có” là chắc chắn và hãy đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng, chính là những thế mạnh của bạn.
Cách trả lời: Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng thực chất hãy trả lời ở mức độ đơn giản nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn đang hướng tới, đồng thời gắn nó với tập thể, với công ty.
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ẩn ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì điều quan trọng là hiệu quả cuối cùng.
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng muốn thăm dò xem bạn có đặt nặng thành tích cá nhân trên tập thể hay không. Với câu hỏi này hãy khôn khéo khẳng định dù kết quả cá nhân quan trọng nhưng thành tích của công ty, cả nhóm mới là yếu tố cuối cùng. Bạn không ngại từ bỏ lợi ích để tập thể có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định nhưng khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có yếu tố đó không thì tốt hơn hết hãy không nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời thật khôn ngoan rằng khó chịu hay không do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù bạn đang cảm thấy khó chịu thì bạn cũng vẫn phải làm việc và đặt lợi ích chung lên hàng đầu..
Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ thường xuyên khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, thì hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Hãy trả lời rằng “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc trong điều kiện áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.
Với những vị trí chưa có kinh nghiệm thì bạn hãy khéo léo mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn mà bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí mà bạn đã tiếp nhận từ khi đi học.
Với câu hỏi này nên tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…
Một câu trả lời khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”
Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng phấn đấu và cống hiến cho công ty hay không. Nếu có thể thì bạn hãy giải thích rằng quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người tuyển dụng lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời là những phẩm chất mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn là người có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết vươn lên và có động lực tốt.
Không nhất thiết phải giấu giếm quá nhiều, nhưng tốt hơn hết cũng đừng mô tả quá nhiều sai lầm. Thay vào đó hãy nêu một vài sai lầm do thiếu kinh nghiệm và những bài học cũng như cách bạn khắc phục hiệu quả.
Với câu hỏi này hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và đồng thời khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Và bạn cũng hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như bạn đang cảm thấy câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.
Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công bởi dựa trên những yếu tố phù hợp giữa những kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Nên tránh những nhận xét tiêu cực, và thay vào đó hãy nói về những điều bạn đã học hỏi được từ công việc trước đó. Cũng không nên đi sâu quá vào những hoạt động, bí mật kinh doanh của công ty cũ của bạn.
Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính cũng chính là cơ sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn cũng thể hiện cho nhà dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu rằng những cách xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Hãy lấy ví dụ minh họa để làm cách thuyết phục tốt nhất.
Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, nhưng sẽ tốt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.
Đương nhiên là có. Hãy khẳng định cho nhà tuyển dụng biết bạn là người nỗ lực vì công việc và muốn cống hiến cho công ty.
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với những mục tiêu, chiến lược lâu dài hay nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty hay không? Vì vậy hãy gắn những mục tiêu vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển để đưa ra câu trả lời khôn ngoan nhất.
Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này chính là “Điều này tùy thuộc vào tính huống cụ thể”, tuy nhiên ngay sau đó bạn cần đưa ra một số tình huống cho người phỏng vấn để thấy điều đó được rút ra từ chính kinh nghiệm thực tế của bản thân bạn.
Bạn cần trả lời câu hỏi này sao cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hiểu công việc mà bạn đang ứng tuyển và tỏ ra thích thú với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chứng minh các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn mà sẽ cần thiết để thực hiện công việc và tạo ra động lực và sự hứng thú của bạn.
Đó là 35 câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn. Hi vọng với những chia sẻ trên thực sự hữu ích cho bạn. Để được tư vấn thuê văn phòng bạn nãy vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: